Kết cục hậu sự Điện ảnh âm thanh

Công nghệ

Show Girl in Hollywood (1930), một trong những bộ phim nói đầu tiên liên quan đến đề tài quá trình sản xuất điện ảnh âm thanh, mô tả những chiếc microphone treo lủng lẳng trên xà nhà với nhiều máy quay đồng thời từ các gian cách âm. Bức bích hoạ cho thấy một máy quay không có khung và không có đèn chớp, giống như khi thực hiện một vở nhạc kịch với nhạc nền đã được ghi âm sẵn.

Trước mắt, việc cho ra đời bản ghi âm trực tiếp đã gây ra nhiều bài toán nan giải lớn cho quá trình sản xuất. Các máy quay hoạt động rất ồn ào, vì thế một chiếc tủ cách âm đã được sử dụng trong nhiều bộ phim điện ảnh âm thanh đầu tiên, nhằm cách ly thiết bị với diễn viên, khiến cho khả năng di động của máy quay bị giảm sút đáng kể. Có một giai đoạn, việc quay chụp bằng nhiều chiếc camera đã được áp dụng để bù đắp cho sự thiếu thốn khả năng di chuyển và các kỹ thuật viên studio nhanh trí thường có thể tìm ra cách giải phóng máy ảnh cho một số cảnh quay cụ thể. Sự cần thiết phải đứng trong phạm vi của microphone tĩnh đồng nghĩa với việc các diễn viên cũng thường bị hạn chế cử động một cách thiếu tự nhiên. Show Girl in Hollywood (năm 1930), của nhà sản xuất First National Pictures (mà Warner Bros. đã nắm quyền kiểm soát nhờ cuộc phiêu lưu thương mại đầy lợi nhuận vào lĩnh vực âm thanh), cung cấp một cái nhìn sau hậu trường về một số kỹ thuật liên quan đến việc quay phim nói thời kỳ sơ khai. Một số vấn đề cơ bản do quá trình chuyển đổi sang âm thanh gây ra đã sớm được giải quyết bằng vỏ casing máy quay đời mới, được gọi là "blimps", được thiết kế để triệt tiêu tiếng ồn và boom microphones, có thể được đặt ngay bên ngoài khung hình và dịch chuyển theo các diễn viên. Năm 1931, một cải tiến lớn về độ trung thực khi playback phát lại đã được giới thiệu ra công chúng: Hệ thống loa ba chiều, trong đó âm thanh được phân tách thành các dải tần số thấp, trung bình và cao. Chúng được truyền đi một cách tương ứng đến một chiếc "loa woofer" âm trầm cỡ lớn, một bộ driver điều khiển dải midrange tầm trung và một "loa tweeter" âm bổng.[119]

Cũng có những tác động đối với các khía cạnh công nghệ khác của điện ảnh. Việc ghi và phát lại âm thanh đúng cách đòi hỏi phải chuẩn hóa chính xác tốc độ của máy quay và máy chiếu. Trước khi có âm thanh, 16 khung hình trên giây (fps) là tiêu chuẩn mà mọi người đều cho là đã đồng thuận với nhau cả, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Máy ảnh thường được quay chậm hoặc quay nhanh quá mức để cải thiện độ phơi sáng hoặc để tạo ra hiệu ứng ấn tượng. Máy chiếu thường được cho chạy quá nhanh để rút ngắn thời gian chiếu và thu được nhiều buổi diễn với tiền vé hơn. Tuy nhiên, tốc độ khung hình biến thiên khiến cho âm thanh không thể nghe ra được. Do đó, một tiêu chuẩn mới nghiêm ngặt hơn với 24 khung hình/giây đã sớm được thiết lập.[120] Âm thanh cũng buộc phải loại bỏ các đèn hồ quang gây nhiễu, từng được sử dụng để quay trong nội thất của studio. Việc chuyển sang sử dụng hệ thống chiếu sáng sợi đốt yên tĩnh đòi hỏi phải cải biến phương pháp lưu trữ phim đắt tiền hơn. Độ nhạy của phim panchromatic tân tiến đã mang lại chất lượng hình ảnh cũng như tông màu vượt trội và giúp đạo diễn tự do quay các phân cảnh ở mức sáng thấp hơn mức thực tế trước đấy.[120]

Như David Bordwell từng mô tả, những cải tiến công nghệ tiếp tục diễn ra với tốc độ thần tốc: "Từ năm 1932 đến năm 1935, [Western Electric và RCA] đã tạo ra các microphone định hướng, gia tăng dải tần ghi âm trên phim, giảm tiếng ồn mặt đất ... và khai mở phạm vi âm lượng." Những cách tân kỹ thuật này thường đồng nghĩa với những kiến quan thẩm mỹ mới: "Tăng cường độ trung thực của bản ghi ... nâng cao khả năng ấn tượng của âm sắc, cao độ và âm lượng của giọng hát.".[121] Một vấn đề cơ bản khác—bị người ta giả mạo một cách nổi tiếng trong tác phẩm Singin' in the Rain năm 1952—đó là một số diễn viên thời kỳ phim câm đơn giản là không có giọng nói hấp dẫn; mặc dù vấn đề này thường xuyên bị cường điệu hóa, nhưng vẫn có những lo ngại liên quan về chất lượng âm giọng nói chung và việc chọn lựa diễn viên cho kỹ năng diễn kịch của họ trong các vai cũng đòi hỏi tài năng ca hát ngoài khả năng của họ. Đến năm 1935, việc thâu âm lại giọng của các diễn viên gốc hoặc các diễn viên khác trong quá trình sản xuất hậu kỳ, một quá trình được gọi là "looping", đã trở nên thực tế. Hệ thống ghi âm bằng tia cực tím được RCA giới thiệu vào năm 1936 đã cải thiện khả năng tái tạo các âm trầm và nốt cao.[122]

Một ví dụ về rãnh âm thanh có diện tích-biến thiên—độ rộng của vùng màu trắng tỷ lệ với biên độ của tín hiệu âm thanh tại mỗi thời điểm.

Với việc Hollywood áp dụng triển khai rộng rãi phim nói, sự cạnh tranh giữa hai phương pháp tiếp cận cơ bản để sản xuất điện ảnh âm thanh đã sớm được giải quyết. Trong suốt những năm 1930–1931, những công ty lớn duy nhất sử dụng công nghệ ghi âm trên đĩa là Warner Bros. và First National đã chuyển sang ghi âm trên phim. Tuy nhiên, sự hiện diện thống trị của Vitaphone tại các rạp chiếu bóng được trang bị âm thanh có nghĩa là trong nhiều năm tới, tất cả các hãng phim Hollywood đều cưỡng ép và phân phối phiên bản thâu âm trên đĩa các bộ phim của họ cùng với phiên bản phim ghi âm trên phim.[123] Fox Movietone nhanh chóng nối bước Vitaphone trong việc từ bỏ sử dụng làm phương pháp ghi âm và tái sản xuất, để lại còn mỗi hai hệ thống lớn của Hoa Kỳ: quy trình RCA Photophone với tiết diện biến thiên và quy trình mật độ biến thiên của chính Western Electric, một bước cải tiến đáng kể trên công nghệ đã cấp phép chéo Movietone.[124] Theo sự xúi giục của RCA, hai công ty mẹ đã làm cho thiết bị chiếu bóng của họ trở nên tương thích, nghĩa là bộ phim nào quay bằng một hệ thống vẫn có thể được chiếu lên tại các rạp được trang bị cho hệ thống kia.[125] Điều này để lại một bài toán lớn—thử thách Tobis-Klangfilm. Tháng 5 năm 1930, Western Electric đã thắng kiện ở Áo, tước bỏ hiệu lực bảo vệ đối với một số bằng sáng chế của Tri-Ergon, đưa Tobis-Klangfilm đến bàn đàm phán.[126] Tháng sau đó, một thỏa thuận đã được ký kết về cấp phép chéo bằng sáng chế, khả năng tương thích playback toàn vẹn và việc phân chia thế giới thành ba phần trong việc cung ứng thiết bị. Như một báo cáo đương thời mô tả:

Tobis-Klangfilm có độc quyền cung cấp thiết bị cho: Đức, Danzig, Áo, Hungary, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Hà Lan, Ấn Độ thuộc Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Bulgaria, Romania, Nam Tư, và Phần Lan. Người Mỹ có độc quyền đối với Hoa Kỳ, Canada, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, và Nga. Tất cả các quốc gia khác, trong đó có Ý, Pháp, và Anh, đều mở cửa cho cả hai bên.[127]

Thỏa thuận này vẫn chẳng giải quyết được tất cả các tranh chấp về bằng sáng chế. Các cuộc đàm phán sâu rộng hơn đã được tiến hành và nhiều hiệp định được ký kết trong suốt những năm 1930. Cũng trong những năm này, các hãng phim Mỹ bắt đầu từ bỏ hệ thống Western Electric để chuyển sang phương pháp tiếp cận diện tích biến thiên của RCA Photophone—đến cuối năm 1936, chỉ có Paramount, MGM và United Artists là vẫn còn hợp đồng với ERPI.[128]

Nhân công

Bìa của tác phẩm Photoplay trông không hề tử tế, tháng mười hai năm 1929, có sự tham gia của Norma Talmadge. Như nhà sử học điện ảnh David Thomson đã nói một cách cô đọng, "âm thanh đã chứng tỏ sự không phù hợp giữa vẻ đẹp trong tiệm salon và giọng nói vay mượn của [cô ta]."[129]

Trong khi sự ra đời của âm thanh đã dẫn đến sự bùng nổ trong ngành công nghiệp điện ảnh, nó lại có tác động tiêu cực đến khả năng tuyển dụng của nhiều diễn viên Hollywood vào thời điểm đó. Đột nhiên, những người không có kinh nghiệm sân khấu bị hãng phim xem là khả nghi; như đã đề xuất ở trên, những người có giọng âm nặng, khó nghe hoặc giọng nói không bắt tai từng được che giấu trước đây sẽ đặc biệt lâm phải nguy cơ. Sự nghiệp của ngôi sao điện ảnh câm nức tiếng Norma Talmadge đã héo úa theo cách này. Nam diễn viên nổi tiếng người Đức Emil Jannings đã phải khăn gói về lại châu Âu. Những khán thính giả xem phim nhận thấy giọng nói của John Gilbert chẳng hề phù hợp với tính cách hào hoa của ông, và danh tiếng sự nghiệp của ông theo đó cũng mờ nhạt đi.[130] Khán thính giả giờ đây dường như coi một số ngôi sao thời kỳ điện ảnh câm là lỗi thời, ngay cả những người có cả tài năng để thành công trong thời đại âm thanh. Sự nghiệp của Harold Lloyd, một trong những diễn viên hài màn ảnh hàng đầu những năm 1920, bị sa sút nhanh chóng.[131] Lillian Gish rời bỏ đi, không lâu sau lại quay trở lại sân khấu, và những nhân vật hàng đầu khác sớm từ biệt hoàn toàn sự nghiệp diễn xuất như: Colleen Moore, Gloria Swanson, cặp đôi biểu diễn nổi tiếng nhất Hollywood, Douglas FairbanksMary Pickford.[132] Sau khi sự nghiệp điện ảnh sụp đổ vì nói giọng Đan Mạch, Karl Dane đã tuẫn tiết. Tuy nhiên, không nên quá phóng đại về tác động của điện ảnh âm thanh lên sự nghiệp các diễn viên, ngôi sao điện ảnh. Một phân tích thống kê về độ dài sự nghiệp của nữ diễn viên phim câm cho thấy "tỷ lệ sống sót" trong 5 năm của các nữ diễn viên hoạt động vào năm 1922 chỉ cao hơn 10% so với những nữ diễn viên hoạt động sau năm 1927.[133] Như nữ diễn viên Louise Brooks đã đề xuất rằng, ngoài chuyện đó ra còn có những vấn đề khác:

Những kẻ đứng đầu hãng phim, giờ đây bị dồn vào thế phải ban ra những quyết định chưa từng có, đã quyết định bắt đầu tiến hành với các diễn viên, bộ phận kém hấp dẫn nhất và dễ bị tổn thương nhất trong quá trình sản xuất phim. Dù sao chăng nữa thì đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để phá vỡ hợp đồng, cắt giảm thu nhập hậu hĩnh và đồng thời thuần hóa các ngôi sao.... Đối với tôi, họ đã đánh vào lương bổng. Tôi có thể tiếp tục tham gia làm việc mà không cần tăng lương theo yêu cầu của hợp đồng, hoặc là lựa chọn nghỉ việc, tay [giám đốc hãng phim Paramount B. P.] Schulberg đã nói, sử dụng cách né tránh đáng nghi vấn đó là liệu tôi có phù hợp cho các bộ phim điện ảnh hội thoại hay không. Điều đó thực sự khả nghi, như tôi nói, là bởi chính tôi đây có thể nói tiếng Anh một cách đàng hoàng với giọng điệu tử tế và tôi cũng xuất thân ra từ nhà hát. Thế là tôi bỏ cuộc không chút hoang mang do dự.[134]

Buster Keaton từng háo hức khám phá thứ phương tiện mới lạ này, nhưng khi studio của anh, MGM, thực hiện việc chuyển đổi sang âm thanh, anh đã nhanh chóng bị tước quyền kiểm soát sáng tạo. Mặc dù một số tác phẩm phim hội thoại đời đầu của Keaton mang về lợi nhuận khủng đáng ấn tượng nhưng chúng lại rất ảm đạm về mặt nghệ thuật.[135]

Một số điểm cuốn hút lớn nhất của thứ công nghệ cách tân này bắt nguồn từ nghề tạp kỹ vaudeville và sân khấu nhạc kịch, nơi các nghệ sĩ biểu diễn như Al Jolson, Eddie Cantor, Jeanette MacDonaldanh em nhà Marx đã quá quen thuộc với nhu cầu về cả lời thoại lẫn bài hát.[136] James CagneyJoan Blondell, những người từng tham gia hợp tác ở Broadway, đã được Warner Bros. chung tựu, cùng đưa về miền Tây năm 1930.[137] Một số diễn viên đã là ngôi sao lớn kỳ cựu trong cả kỷ nguyên phim câm lẫn âm thanh như: John Barrymore, Ronald Colman, Myrna Loy, William Powell, Norma Shearer, nhóm hài kịch của Stan LaurelOliver Hardy, cùng với Charlie Chaplin, người có hai tác phẩm City Lights (1931) và Modern Times (1936) hầu như chỉ sử dụng âm thanh cho nhạc nền và hiệu ứng.[138] Janet Gaynor nổi lên hàng ngũ ngôi sao top ten với công nghệ âm thanh đồng bộ nhưng không có lời thoại qua các bộ phim Seventh Heaven (Thiên đường Thứ bảy) và Sunrise (Bình minh), cũng như Joan Crawford với bộ phim Our Dancing Daughters (1928) (Đứa Con gái Khiêu vũ của Chúng ta), tương tự về mặt công nghệ.[139] Greta Garbo là người nói tiếng Anh phi bản xứ duy nhất giữ được danh hiệu ngôi sao Hollywood ở cả hai phía của cuộc phân chia định dạng âm thanh lớn.[140] Nhân vật phụ của các bộ phim câm, Clark Gable, người từng được đào tạo chuyên sâu về lồng tiếng trong sự nghiệp sân khấu trước đó của mình, đã tiếp tục thống trị phương tiện truyền thông hiện đại trong nhiều thập kỷ liền; tương tự như vậy, nam diễn viên người Anh Boris Karloff, từng xuất hiện trong hàng chục bộ phim câm kể từ năm 1919, đã nhận thấy danh vọng của mình càng được thăng hoa trong kỷ nguyên âm thanh (mặc dù, trớ trêu thay, chính vai diễn không lời thoại trong tác phẩm Frankenstein năm 1931 đã khiến điều này xảy ra, mặc dù mắc chứng nói ngọng, về sau ông vẫn nhận thấy mình được săn đón rất nhiều). Sự nhấn mạnh mới vào những đoạn hội thoại cũng khiến các nhà sản xuất phải thuê nhiều tiểu thuyết gia, nhà báo và nhà viết kịch có kinh nghiệm viết lời thoại hay. Trong số những người trở thành nhà viết kịch bản Hollywood trong thập niên 1930 có Nathanael West, William Faulkner, Robert Sherwood, Aldous HuxleyDorothy Parker.[141]

Khi nghệ thuật điện ảnh âm thanh xuất hiện, với những bản nhạc được thu âm từ trước, ngày càng có nhiều nhạc sĩ của dàn nhạc rạp chiếu bóng đứng trước thực trạng thất nghiệp.[142] Không chỉ đơn thuần là vị trí đệm âm cho phim của họ bị soán ngôi; theo nhà sử học Preston J. Hubbard, "Trong suốt những năm 1920, các buổi biểu diễn nhạc sống tại các rạp chiếu phim sơ khai thuở đầu tiên từng trở thành một khía cạnh cực kỳ quan trọng của điện ảnh Mỹ.".[143] Với sự xuất hiện của phim truyện âm thanh, những màn trình diễn nổi bật đó—thường được dàn dựng như những màn prelude dạo đầu—phần lớn cũng bị trừ bỏ. Liên đoàn Nhạc sĩ Hoa Kỳ cũng cho đăng bức quảng cáo báo chí nhằm biểu tình phản đối việc thay thế các nhạc sĩ biểu diễn trực tiếp bằng các thiết bị playback phát lại cơ khí. Một bản quảng cáo năm 1929 xuất hiện trên tờ Pittsburgh Press có hình ảnh một chiếc lon có nhãn "Canned Music / Big Noise Brand / Guaranteed to Produce No Intellectual or Emotional Reaction Whatever" (Nhạc đóng hộp / Thương hiệu ồn ào lớn tiếng / Đảm bảo không Tạo ra Bất kỳ Phản ứng Trí tuệ hoặc Cảm xúc Nào cả" và một phần còn có nội dung:

Nhạc Đóng Hộp Trước Vành Móng Ngựa
Đây là một ca trường hợp giữa Nghệ Thuật và Nhạc Cơ Khí đối chọi nhau trong các rạp hát. Bị cáo bị lên án trước người dân Mỹ về tội cố gắng làm băng hoại sự tôn trọng dành cho âm nhạc và ngăn cản giáo dục âm nhạc. Các rạp chiếu bóng ở nhiều thành phố đang chào mời nhạc cơ học đồng bộ để thay thế cho Âm Nhạc Đích Thực. Nếu công chúng đến rạp chấp nhận sự sa sút này của chương trình giải trí thì Nghệ Thuật Âm Nhạc trở nên tàn bại một cách nghiêm trọng là điều không thể tránh khỏi. Các nhà chức trách ngành âm nhạc biết rằng, linh hồn của Nghệ Thuật bị rơi vào quên lãng trong sự lấn lướt của cơ giới hóa. Không thể là khác được vì chất lượng của âm nhạc phụ thuộc vào tâm trạng người nghệ sĩ, vào sự tiếp xúc giữa con người, nếu thiếu vắng điều đó thì tinh tuý của sự kích thích trí tuệ và cảm xúc hoan lạc sẽ mất đi.[144]

Cho tới năm sau, theo báo cáo, có 22.000 nhạc sĩ điện ảnh Hoa Kỳ đã bị mất việc.[145]

Doanh thương

Khởi chiếu ngày 1 tháng 2 năm 1929, MGM cho ra mắt tác phẩm điện ảnh The Broadway Melody, bộ phim hội thoại ăn khách đầu tiên từ một studio sản xuất không phải là Warner Bros. và là phim truyện âm thanh đầu tiên đoạt được Giải Oscar cho Phim hay nhất.

Tháng 9 năm 1926, Jack L. Warner, người đứng đầu Warner Bros., từng nói rằng điện ảnh hội thoại sẽ không bao giờ khả thi: "Họ đã thất bại khi không màng tính đến những biểu đạt mang tầm quốc tế của thế giới điện ảnh câm, và sự san sẻ trong tâm thức của mỗi người xem khi tự mình tạo ra màn kịch, hành động, bối cảnh cốt truyện và cuộc đối thoại tưởng tượng cho chính họ.".[146] Nhưng nhờ có lợi nhuận từ công ty của mình, quan điểm mà ông vẽ vời ra đã bị chứng minh là vô cùng sai lầm—giữa các năm tài chính 1927–1928 cũng như 1928–1929, doanh thu của Warners đã vọt tăng từ $2.000.000 USD lên $14.000.000 USD. Trên thực tế, không thể phủ nhận được rằng điện ảnh âm thanh là một cái bánh màu mỡ cho tất cả các công ty đại gia trong ngành. Cùng khoảng thời gian 12 tháng đó, hãng phim Paramount đã kiếm chác được thêm $7.000.000 USD, đối với Fox là $3.500.000 USD và của Loew/MGM là $3.000.000 USD.[147] RKO, thậm chí còn chưa tồn tại vào tháng 9 năm 1928 và có công ty sản xuất mẹ là FBO, cũng chỉ tham gia các dự án quy mô nhỏ ở Hollywood, đến cuối năm 1929 đã được thành lập như một trong những doanh nghiệp giải trí hàng đầu Hoa Kỳ.[148] Đốc thúc cho sự bùng nổ vượt trội là sự xuất hiện của một thể loại điện ảnh cách tân và hiệu trọng, phát huy được nhờ âm thanh: đó là nhạc kịch. Hơn 60 vở nhạc kịch Hollywood được cho ra mắt năm 1929 và hơn 80 vở nữa vào năm sau.[149]

Ngay cả khi sự sụp đổ của Phố Wall tháng 10 năm 1929 đã đẩy nước Mỹ và cuối cùng là nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái, mức độ phổ biến đại chúng của những bộ phim điện ảnh hội thoại lúc đầu tưởng chừng như đã giúp Hollywood miễn nhiễm. Mùa khai trương giai đoạn 1929–1930 thậm chí còn rực rỡ hơn cho ngành điện ảnh so với mùa trước, doanh thu bán vé và lợi nhuận tổng thể đạt mức cao mới. Hoàn cảnh thực tại cuối cùng đã vướng vào họ không lâu sau đó vào năm 1930, nhưng âm thanh rõ ràng là đã thắt chặt vị thế của Hollywood như một trong những lĩnh vực công nghiệp trọng yếu hàng đầu, cả về mặt thương mại và văn hóa ở Hoa Kỳ. Năm 1929, doanh thu phòng vé chiếu bóng chiếm tới 16,6% tổng chi tiêu của người Mỹ cho hoạt động giải trí; đến năm 1931, con số này đã lên tới 21,8%. Ngành kinh doanh phim ảnh sẽ còn có những con số tương tự trong thập kỷ rưỡi tới.[150] Hollywood cũng thống lãnh trên khán đài còn lớn hơn. Nền công nghiệp điện ảnh Mỹ—vốn đã hùng cường nhất thế giới—đã lập kỷ lục xuất khẩu vào năm 1929, theo thước đo áp dụng là tổng chiều dài số feet phim đã phơi sáng, cao hơn 27% so với năm trước.[151] Những lo ngại rằng sự khác biệt về ngôn ngữ sẽ cản trở việc xuất khẩu phim của Mỹ phần lớn đều vô căn cứ. Trên thực tế, kinh phí chuyển đổi âm thanh là một trở ngại lớn đối với nhiều nhà sản xuất ngoại quốc, vốn còn tương đối thấp so với tiêu chuẩn của Hollywood. Việc sản xuất nhiều phiên bản dành cho việc xuất khẩu bằng các ngôn ngữ khác nhau (được gọi là "Phiên bản tiếng nước ngoài"), cũng như việc sản xuất "Phiên bản âm thanh quốc tế" có chi phí thấp hơn, một cách tiếp cận khá phổ biến thời kỳ đầu, hầu như đã chấm dứt vào giữa năm 1931, được thay thế bằng lồng tiếng hậu kỳ cùng với phụ đề. Bất chấp những trở ngại thương mại bị áp đặt ở hầu hết các thị trường nước ngoài, cho đến năm 1937, phim Mỹ vẫn chiếm khoảng 70% thời lượng chiếu trên toàn cầu.[152]

Áp phích cho tác phẩm Acabaram-se os otários (1929), trình diễn bằng tiếng Bồ Đào Nha. Bộ phim nói đầu tiên của Brazil cũng như phim truyện hội thoại đầu tiên sử dụng ngôn ngữ Iberia.

Cũng như khi các studio phim hàng đầu của Hollywood hưởng sái lợi ích từ âm thanh và vượt mặt các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, họ cũng hành xử như vậy ngay tại quê nhà. Như nhà sử học Richard B. Jewell mô tả, "Cuộc cách mạng âm thanh đã đè bẹp nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất phim nhỏ lẻ, không thể đáp ứng nhu cầu tài chính cho việc chuyển đổi âm thanh.".[153] Sự đồng hợp ứng phối giữa công nghệ âm thanh và cuộc Đại Suy Thoái đã dẫn đến rung chuyển shakeout toàn diện trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến sự phân cấp địa vị của năm đại doanh nghiệp liên hiệp Big Five (MGM, Paramount, Fox, Warner Bros., RKO) với ba hãng phim nhỏ hơn, còn được gọi là các "majors" (Columbia, Universal, United Artists), những công ty tư bản sẽ chiếm ưu thế chủ đạo trong suốt những năm 1950. Nhà sử học Thomas Schatz mô tả các tác động phụ:

Bởi vì các hãng phim buộc phải hợp lý hóa hoạt động và dựa vào nguồn lực của chính họ, phong cách riêng lẻ và tính chất doanh nghiệp của họ trở nên chuyên biệt hơn nhiều. Do đó, giai đoạn đầu nguồn từ sự xuất hiện của âm thanh cho đến thời kỳ đầu của Cuộc Đại Suy Thoái đã chứng kiến hệ thống phòng thu cuối cùng đã hợp nhất, với các studio riêng lẻ phải đối mặt với bản sắc riêng và vị trí tương ứng của họ trong ngành.[154]

Có một quốc gia khác mà điện ảnh âm thanh có tác động thương mại lớn ngay lập tức đó là Ấn Độ. Như một nhà phân phối thời đó đã từng nói: "Với sự ra đời của phim nói, điện ảnh Ấn Độ đã nâng tầm thành một sự sáng tạo rõ ràng và đặc biệt. Điều này đã đạt được nhờ âm nhạc.".[155] Ngay từ những buổi đầu tiên, điện ảnh âm thanh Ấn Độ đã được định nghĩa bằng vở nhạc kịch—Alam Ara bao gồm bảy bài hát; một năm sau, Indrasabha sẽ còn có tận bảy mươi bài. Trong khi ngành công nghiệp điện ảnh châu Âu đang đấu tranh trong một cuộc chiến bất tận chống lại sự nổi tiếng và cơ bắp kinh tế của Hollywood, mười năm sau khi Alam Ara ra mắt, hơn 90% phim chiếu bóng trên màn ảnh Ấn Độ được sản xuất trong nước.[156]

Hầu hết những bộ phim hội thoại đầu tiên của Ấn Độ đều được quay ở Bombay, nơi vẫn luôn là trung tâm sản xuất tiên phong hàng đầu, nhưng việc làm phim có âm thanh nhanh chóng lan rộng ra khắp quốc gia đa ngôn ngữ này. Chỉ trong vòng vài tuần kể từ buổi ra mắt tháng 3 năm 1931 của Alam Ara, Madan Pictures có trụ sở tại Calcutta đã phát hành cả Shirin Farhad tiếng Hindi và Jamai Sasthi bằng tiếng Bengali.[157] Bộ phim bằng tiếng Hindustani, Heer Ranjha, được sản xuất tại Lahore, Punjab vào năm sau. Năm 1934, Sati Sulochana, tác phẩm điện ảnh Kannada đầu tiên được phát hành, được quay ở Kolhapur, Maharashtra; Srinivasa Kalyanam trở thành bộ phim tiếng Tamil đầu tiên thực sự được quay ở Tamil Nadu.[114][158] Khi phim truyện điện ảnh hội thoại đầu tiên xuất hiện, việc chuyển đổi sang sản xuất âm thanh hoàn chỉnh đã diễn ra nhanh chóng ở Ấn Độ tương tự như ở Hoa Kỳ. Đến năm 1932, phần lớn các tác phẩm đều có âm thanh cả; hai năm sau đó, 164 trong tổng số 172 phim truyện Ấn Độ là phim hội thoại.[159] Kể từ năm 1934, ngoại trừ năm 1952, Ấn Độ luôn nằm trong số ba quốc gia sản xuất phim hàng đầu thế giới mỗi năm.[160]

Chất lượng thẩm mỹ

Trong ấn bản đầu tiên năm 1930 của cuộc khảo sát toàn cầu The Film Till Now, chuyên gia điện ảnh người Anh Paul Rotha đã tuyên bố: "Một bộ phim mà trong đó lời thoại và hiệu ứng âm thanh được đồng bộ hóa một cách hoàn hảo và trùng khớp với hình ảnh trực quan của chúng trên màn chiếu bóng là hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu của điện ảnh. Đó là một nỗ lực suy đồi và lầm lạc nhằm phá hủy công dụng thực sự của bộ phim và không thể được chấp nhận nằm trong ranh giới thực sự của điện ảnh.".[161] Những ý kiến như vậy không hề hiếm hoi ở những cá nhân quan tâm đến điện ảnh như một loại hình nghệ thuật; Alfred Hitchcock, mặc dù đã đạo diễn tác phẩm điện ảnh hội thoại thành công về mặt thương mại đầu tiên được sản xuất ở châu Âu, nhưng ông vẫn cho rằng "hình thức phim câm là hình thức thuần túy nhất của điện ảnh" và chế giễu kha khá những bộ phim âm thanh thời kỳ đầu đó là không mang lại nhiều nhặn gì ngoài "những bức ảnh chụp người đang nói chuyện".[162] Ở Đức, Max Reinhardt, một nhà sản xuất sân khấu và đạo diễn phim, bày tỏ niềm tin rằng điện ảnh hội thoại "đưa các vở kịch sân khấu lên màn ảnh ... có xu hướng biến thứ nghệ thuật độc lập này thành một nhánh con của sân khấu và thực sự biến nó thành chỉ là một sự thay thế cho sân khấu thay vì là một hình thức nghệ thuật trên chính bản thân nó ... giống như sự sao chép các bức tranh.".[163]

Westfront 1918 (1930) được tôn vinh cho khả năng tái tạo đầy biểu cảm của âm thanh chiến trường, giống như tiếng xéo rít đầy chết chóc của một quả lựu đạn vô hình đang tung bay.[164]

Theo thiên kiến của nhiều nhà sử học điện ảnh và những người đam mê điện ảnh, cả vào thời điểm đó và sau đó nữa, phim câm đã đạt đến đỉnh cao về mặt thẩm mỹ vào cuối những năm 1920. Những năm đầu của nền điện ảnh âm thanh chỉ đem lại rất ít các giá trị có thể so sánh được với những tác phẩm điện ảnh câm trác tuyệt nhất.[165] Ví dụ, mặc dù dần chìm vào quên lãng sau khi thời đại của nó trôi qua, điện ảnh câm vẫn còn được đại diện bởi 11 bộ phim trong cuộc bình chọn Centenary of Cinema Top One Hundred (Top 100 Kỷ niệm Trăm năm Điện ảnh) của tạp chí Time Out, được tổ chức vào năm 1995. Năm đầu tiên mà nền sản xuất phim âm thanh chiếm được ưu thế hơn phim câm—không chỉ tại Hoa Kỳ mà thôi, mà còn ở toàn bộ phương Tây—là năm 1929; tuy nhiên, những năm 1929 đến 1933 được đại diện bởi ba tác phẩm điện ảnh không lời thoại (Pandora's Box (1929), Zemlya (1930), City Lights (1931)) và không có bất kỳ phim truyện hội thoại nào cả, theo như thăm dò của Time Out. (City Lights, cũng giống như Sunrise, được cho phát hành với bản nhạc nền và hiệu ứng âm thanh được thâu lại từ trước, nhưng hiện nay thường được các nhà sử học và chuyên gia trong ngành gọi là một "bộ phim câm"—các phân cảnh hội thoại giữa các nhân vật được xem là yếu tố phân biệt tiên quyết giữa kịch điện ảnh câm và âm thanh.) Bộ phim điện ảnh âm thanh lâu đời nhất từng ra mắt là L'Atalante (1934) của Pháp, do Jean Vigo đạo diễn; tác phẩm âm thanh sớm nhất của Hollywood mang đủ các điều kiện là Bringing Up Baby (1938), do Howard Hawks đạo diễn.[166]

Phim truyện có âm thanh đầu tiên từng nhận về sự tôn vinh tán thưởng gần như toàn cầu của giới phê bình là Der Blaue Engel (Thiên thần xanh); công chiếu ngày 1 tháng 4 năm 1930, do Josef von Sternberg đạo diễn cho cả hai phiên bản tiếng Đức và tiếng Anh cho hãng phim UFA ở Berlin.[167] Bộ phim nói đầu tiên của Mỹ được ngưỡng vọng một cách rộng rãi là tác phẩm All Quiet on the Western Front (Phía Tây không có gì lạ), do Lewis Milestone đạo diễn, khởi chiếu ngày 21 tháng 4. Một bộ phim drama âm thanh khác được quốc tế ca ngợi cũng trong năm này là Westfront 1918 (Mặt trận phía tây 1918), do G. W. Pabst đạo diễn cho Nero-Film của Berlin.[168] Nhà sử học Anton Kaes chỉ ra rằng, đây là một ví dụ về "tính chân thực mới mẻ [đã] thể hiện sự nhấn mạnh khẳng khái trước đây của điện ảnh câm vào cái nhìn thôi miên và hình tượng của ánh sáng và bóng tối, cũng như sự ưa chuộng của nó đối với các nhân vật ngụ ngôn tỷ dụ, lỗi thời.".[164] Các nhà sử học văn hóa đánh giá tác phẩm L'Âge d'Or của Pháp, do Luis Buñuel đạo diễn, ra đời vào cuối năm 1930, có giá trị thẩm mỹ cực lớn; tại thời điểm đó, tính khiêu dâm, báng bổ, phản tư sản của nó đã gây nên một vụ scandal bê bối. Bị cảnh sát trưởng Paris Jean Chiappe nhanh chóng cấm đoán, nó không được phân phối khả dụng suốt 50 năm liền.[169] Bộ phim có âm thanh sớm nhất mà giờ đây được hầu hết các nhà sử học điện ảnh thừa nhận đó là kiệt tác M của Nero-Film, do Fritz Lang đạo diễn, công chiếu vào ngày 11 tháng 5 năm 1931.[170] Theo mô tả từ Roger Ebert, "Nhiều tác phẩm điện ảnh hội thoại thời kỳ sơ khai cảm thấy rằng, họ phải nói chuyện mọi nơi mọi lúc, nhưng Lang đã cho máy quay của mình lảng vảng trên khắp các lối phố và ngõ hẻm, mang lại góc nhìn tựa như từ mắt chuột.".[171]

Dạng thức điện ảnh

"Phim hội thoại cũng ít cần đến như là một cuốn sách biết hát vậy.".[172] Đó là lời tuyên bố thẳng thừng năm 1927 của nhà phê bình Viktor Shklovsky, một trong những người lãnh đạo phong trào hình thức Nga. Trong khi một số nhận định rằng âm thanh là không thể dung hòa được với nghệ thuật điện ảnh, thì những người khác lại coi nó như cánh cổng mở ra một thế giới cơ hội sáng tạo mới. Năm tiếp theo, một nhóm các nhà làm phim Liên Xô, trong đó có Sergei Eisenstein, tuyên bố rằng việc sử dụng hình ảnh và âm thanh cạnh nhau, cái gọi là phương pháp đối âm contrapuntal, sẽ nâng đỡ điện ảnh lên "...sức mạnh và tầm cao văn hóa chưa từng có. Phương pháp xây dựng bố trí điện ảnh âm thanh như vậy sẽ không bó buộc nó trong thị trường quốc gia nội địa, như điều phải xảy ra qua việc chụp ảnh các vở kịch, mà sẽ mang lại khả năng lớn hơn bao giờ hết cho việc lưu hành khắp thế giới một ý tưởng được thể hiện bằng phim.".[173] Tuy nhiên, đối với một bộ phận những khán giả đoái hoài, sự ra đời của âm thanh đã đặt dấu chấm hết ảo cho sự quảng bá phổ biến đó: Elizabeth C. Hamilton viết lại, "Điện ảnh câm mang đến cho những người khiếm thính một cơ hội hiếm có để tham gia vào một sự kiện công chúng, ví dụ như trong rạp chiếu phim, đồng đẳng với người hữu thính. Sự ra đời của phim âm thanh một lần nữa đã tách biệt khán giả khiếm thính ra khỏi cộng đồng một cách hiệu quả.".[174]

Hình ảnh những đấu sĩ Sumo từ tác phẩm Melodie der Welt (1929) (Giai điệu của Thế giới), "một trong những thành công ban đầu của loại hình nghệ thuật mới", theo như mô tả của André Bazin. "Nó ném cả trái đất lên màn hình bằng trò chơi jigsaw ghép hình gồm hình ảnh và âm thanh."[175]

Ngày 12 tháng 3 năm 1929, bộ phim hội thoại dài tập đầu tiên sản xuất tại Đức được cho khởi chiếu ra mắt. Sản phẩm đầu tiên do Tobis Filmkunst sản xuất, nó không phải là một bộ phim drama mà là phim tài liệu, tài trợ bởi một doanh nghiệp tàu thuyền: Melodie der Welt (Giai điệu của thế giới ), do Walter Ruttmann đạo diễn.[176] Đây có lẽ cũng là tác phẩm phim truyện đầu tiên khám phá một cách đáng kể những năng lực nghệ thuật của việc phối hợp hình ảnh chuyển động cùng với âm thanh được thâu lại. Theo như mô tả của học giả William Moritz, bộ phim "phức tạp, năng động, tiết tấu nhịp độ nhanh ... bên cạnh đó còn hoà quyện những thói quen văn hóa tương đồng từ các quốc gia trên thế giới, cộng thêm phần hòa âm dàn nhạc thật tuyệt vời ... kèm theo nhiều hiệu ứng âm thanh đồng bộ.".[177] Nhà soạn nhạc Lou Lichtveld là một trong số những nghệ sĩ đương đại bị bộ phim gây ấn tượng mạnh: "Melodie der Welt trở thành tác phẩm điện ảnh tài liệu âm thanh quan trọng đầu tiên, bộ phim đầu tiên mà trong đó âm thanh của âm nhạc và âm thanh phi âm nhạc được phối tác thành một đơn vị duy nhất. Theo đó mà hình ảnh và âm thanh được điều khiển bởi một và chỉ một nhịp độ thúc đẩy.".[178] Melodie der Welt có ảnh hưởng trực tiếp đến tác phẩm điện ảnh công nghiệp Philips Radio (1931), do nhà làm phim tiên phong người Hà Lan Joris Ivens đạo diễn và Lichtveld viết phần âm thanh, người đã mô tả mục tiêu nghe nhìn của nó:

Để thể hiện những ấn tượng nửa mang tính âm nhạc của âm thanh nhà máy trong một thế giới âm thanh phức tạp, chuyển dịch từ âm nhạc tuyệt đối sang những tiếng động thuần túy mang tính tư liệu của thiên nhiên. Trong bộ phim này, mọi giai đoạn trung gian đều có thể được tìm thấy: chẳng hạn như chuyển động của máy được diễn giải bằng âm nhạc, tiếng ồn của máy chiếm ưu thế thượng phong trên nền nhạc, bản thân âm nhạc chính nó là một dạng tư liệu và những cảnh quay mà âm thanh thuần khiết của máy vang lên solo đơn điệu.[179]

Nhiều cuộc thử nghiệm tương tự đã được Dziga Vertov theo đuổi trong bộ phim Entuziazm năm 1931 và bởi Chaplin trong tác phẩm Modern Times nửa thập kỷ sau.

Một số giám đốc thương mại nhạy bén đã ngay lập tức nhận ra những cách mà âm thanh có thể được sử dụng như một phần tích hợp không thể thiếu trong phương thức kể chuyện điện ảnh, ngoài chức năng nhãn tiền của nó là ghi lại lời nói. Trong Blackmail, Hitchcock đã điều khiển lợi dụng công đoạn tái sản xuất đoạn độc thoại của một nhân vật để chữ "knife" (con dao) được phát ra từ một luồng âm thanh mờ ảo, phản ánh ấn tượng chủ quan của nhân vật chính, người đang che giấu một cách tuyệt vọng việc bản thân bị dính líu đến một vụ đâm chết người.[180] Trong bộ phim đầu tiên của Rouben Mamoulian thuộc Paramount với tác phẩm Applause (1929), ông đã tạo ra ảo giác về chiều sâu âm thanh bằng cách thay đổi âm lượng của thanh âm chung quanh sao cho tỷ lệ với độ dài khoảng cách của các cảnh quay. Tại một thời điểm nhất định, Mamoulian muốn cho khán giả nghe thấy tiếng nhân vật hát cùng lúc với một nhân vật khác đang cầu nguyện; theo đạo diễn, "Họ nói rằng chúng tôi không thể ghi âm hai thứ—bài hát và lời cầu nguyện—trên cùng một microphone và một kênh channel duy nhất. Vì vậy, tôi đã nói với người phụ trách âm thanh, 'Tại sao lại không sử dụng hai microphone và hai kênh khác nhau, sau đó kết hợp để hoà hai bản nhạc lại trong quá trình in ấn?'".[181] Những phương pháp như vậy về sau cuối cùng sẽ trở thành quy trình tiêu chuẩn trong việc làm phim phổ cập.

Một trong những bộ phim thương mại đầu tiên đã tận dụng được tối đa những cơ hội mới mẻ do âm thanh được thâu lại gây nên chính là bộ phim Le Million, do René Clair đạo diễn cùng với chi nhánh của tập đoàn Tobis tại nước Pháp sản xuất. Ra mắt lần đầu ở Paris vào tháng 4 năm 1931 và New York một tháng sau đó, tác phẩm đã đạt được thành công cả về mặt phê bình lẫn danh tiếng. Là một vở hài kịch âm nhạc với cốt truyện trần trụi, bộ phim đáng nhớ vì những thành tựu chính thống, nổi bật nhất là lối xử lý âm thanh một cách nhân tạo nhưng lại ấn tượng rành mạch. Theo như mô tả lại bởi học giả Donald Crafton,

Le Million không bao giờ khiến chúng ta quên được rằng, bộ phận âm thanh cũng được xây dựng giống như những phân cảnh được quét vôi trắng. [Nó] thay thế cho lời thoại qua việc các diễn viên ca hát và trò chuyện bằng những câu đối nhau có vần điệu. Clair đã tạo ra sự nhầm lẫn trêu đùa giữa âm thanh trên và ngoài màn hình. Ông cũng đã thử nghiệm các thủ thuật âm thanh không đồng bộ, như trong cảnh quay nổi tiếng có cuộc rượt đuổi một chiếc áo khoác được đồng bộ với tiếng cổ vũ của một đám đông hâm mộ bóng bầu dục (hoặc rugby) vô hình.[182]

Những kỹ thuật này và những thủ thuật tương tự đã trở thành một ngón nghề khéo léo trong tự điển của giới làm phim hài âm thanh, mặc dù chỉ là các hiệu ứng đặc biệt và những thứ "màu mè đặc sắc", không giống như cơ sở cho kiểu bố trí thiết kế toàn diện, phi tự nhiên mà Clair đã đạt được. Ngoài lĩnh vực hài kịch, kiểu làm việc táo bạo với âm thanh được thể hiện bởi Melodie der Welt và Le Million sẽ rất hiếm khi được theo đuổi trong ngành sản xuất thương mại. Đặc biệt hơn, Hollywood đã kết hợp âm thanh vào một hệ thống làm phim đáng tin cậy, dựa trên thể loại, theo đó khả năng chuẩn mực của hình thức mới phải phụ thuộc vào các mục tiêu truyền thống, đó là khẳng định vị thế ngôi sao và lối kể chuyện giản đơn, bộc trực. Như Frank Woods, thư ký của Academy of Motion Picture Arts and Sciences (Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh), đã dự đoán chính xác vào năm 1928, "Những bộ phim biết nói trong tương lai sẽ đi theo hướng xử lý chủ đạo trước kia, từng được phát triển bởi kịch câm.... Những cảnh quay hội thoại sẽ cần phải cân nhắc cách xử lý khác nhau, thế nhưng phương pháp xây dựng chung của câu chuyện sẽ phần nhiều là tương đồng nhau.".[183]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điện ảnh âm thanh http://www.aqpl43.dsl.pipex.com/MUSEUM/COMMS/auxet... https://web.archive.org/web/20100918210354/http://... https://jolsonville.net/2013/09/10/the-first-talki... http://www.filmsound.org/ulano/talkies2.htm http://www.angelfire.com/nc3/talkingmachines/auxet... https://web.archive.org/web/20110707031053/http://... http://www.finland.cn/Public/default.aspx?contenti... http://www.filmsoundsweden.se/backspegel/tigersted... https://books.google.com/books?id=e0NYYHWtz6sC&q=l... https://web.archive.org/web/20190207015725/https:/...